Hôm nay, Kế toán HITAX sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục, hồ sơ làm bảo hiểm thai sản.
Theo Mục 2: Chế độ thai sản của Luật bảo hiểm xã hội 2014
*Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. - Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 phải đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc
nhận nuôi con nuôi. - Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con
hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy
định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39.
*Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi
lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có
bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm
việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
MỨC HƯỞNG 1 ngày = ( 100% Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24 ngày.
*Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai
bệnh lí :
Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hàng tuần.
MỨC HƯỞNG 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6
tháng trước khi nghỉ việc
*Thời gian hưởng chế độ khi sinh con: - Lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng, thời gian nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì cứ tính từ con thứ 2, cứ mỗi con ,người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
MỨC HƯỞNG 1 tháng = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6
tháng trước khi nghỉ việc.
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ
thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong
khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
MỨC HƯỞNG 1 ngày = ( 100% Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc)/24 ngày
*Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện biện pháp tránh thai:
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: - 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
*Trợ cấp 1 lần sau khi sinh con hoặc nhận con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
*Thủ tục hưởng chế độ thai sản:
Theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hồ sơ làm bảo hiểm thai sản và quy trình giải quyết hưởng chế độ thai sản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành:
Doanh nghiệp chuẩn bị:
- Danh sách thanh toán chế độ thai sản Mẫu C70A-HD;
- Báo giảm lao động theo mẫu: Mẫu danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT
Mẫu D02-TS Theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH.
Người lao động chuẩn bị:
- Sổ BHXH
- Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc giấy khai sinh (bản sao) của con.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơlàm bảo hiểm thai sản cho DN (Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động).
Bước 2: Báo giảm lao động - Mẫu D01-TS
- Mẫu D02-TS – Theo Quyết định 1018/QĐ-BHXH
Bước 3: Lập hồ sơ làm bảo hiểm thai sản: - Mẫu C70A-HD
- Bản sao giấy khai sinh của em bé (Photo công chứng)
- Sổ bảo hiểm của lao động nữ sinh con.
* Thời hạn giải quyết:
DN giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ làm bảo hiểm thai sản.
Cơ quan BHXH thanh quyết toán cho DN trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ làm bảo hiểm thai sản.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0819.970.088
FANPAGE: https://www.facebook.com/KeToanHiTaxSolutions
HITAX SẼ LÀ NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN – BÁO CÁO THUẾ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP. KHI CÓ THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ VỚI HITAX. CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN!
KẾ TOÁN KHÔNG KHÓ – KHI CÓ HITAX
CÁC DỊCH VỤ HITAX:
https://hitax.vn/dich-vu-thanh-lap-doanh-nghiep/
https://hitax.vn/dich-vu-lam-thu-tuc-ho-so-thue-ban-dau/https:/
/hitax.vn/dich-vu-hoan-thien-bao-cao-tai-chinh-de-vay-von-ngan-hang/
https://hitax.vn/dich-vu-quyet-toan-thue-cho-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong/