DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?

Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh, dẫn tới quyết định phải cắt giảm bớt lao động để cắt giảm chi phí. Do đó, nhiều DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Vậy trường hợp DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?
Bài viết này HiTax sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về chủ đề này nhé.

DN có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong mùa dịch không?

Để trả lời câu hỏi “DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?”, ta cần làm rõ liệu việc DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ vì dịch bệnh có hợp pháp hay không.

Anh/chị biết đấy, Dịch bệnh Covid-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, cực kỳ nguy hiểm.

Theo Bộ Luật Lao động 2019 quy định:

Người sử dụng lao động (cụ thể là các DN) có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong các trường hợp sau:

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

– NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

– NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Vậy, DN có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh. Tuy nhiên, DN phải chứng minh được dù đã tìm mọi cách hay biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ việc làm, cắt giảm nhân sự, thu hẹp sản xuất.

Và, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải được DN báo trước cho NLĐ:

– Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 – 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ Luật này;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?

Vậy khi DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?

DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh, NLĐ nhận được trợ cấp gì?

Các DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019 thì NLĐ sẽ nhận được trợ cấp thôi việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện tại điều 46 của Bộ Luật này.

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”

Trợ cấp thôi việc mà NLĐ nhận được do DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì dịch bệnh được tính như thế nào?

Tiền trợ cấp = ½ x Thời gian làm việc để tính trợ cấp x Tiền lương để tính trợ cấp

Trong đó:

  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp của NLĐ là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho DN trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, được tính theo năm (đủ 12 tháng):

– Tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm

 Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

  • Tiền lương để tính trợ cấp là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc.
A picture containing text, businesscard, document

Description automatically generated

DN đơn phương chấm dứt HĐLĐ mùa dịch, NLĐ chỉ nhận được trợ cấp thôi việc

Ví dụ: Anh A làm việc tại Công ty B từ 01/08/2008 đến khi có quyết định chấm dứt HĐLĐ với công ty B vào ngày 01/08/2021 là 13 năm. A tham gia BHTN đã được 12 năm 7 tháng. Mức bình quân tiền lương theo HĐLĐ 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của anh A là 8.000.000 đồng.

Vậy, 

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của anh A bằng: 5 tháng (13 năm trừ đi 12 năm 7 tháng), làm tròn là ½ năm (0.5 năm)

Tiền trợ cấp thôi việc của anh A =  ½ x 8.000.000 x 0.5 = 2.000.000 đồng

Các anh/chị có thể tham khảo thêm về thời gian làm việc và tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Hotline 0819.970.088 tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty. Gọi ngay cho HiTax nhé.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0819.970.088

FANPAGE: https://www.facebook.com/KeToanHiTaxSolutions

HITAX SẼ LÀ NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN – BÁO CÁO THUẾ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP. KHI CÓ THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ VỚI HITAX. CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN!

KẾ TOÁN KHÔNG KHÓ – KHI CÓ HITAX

CÁC DỊCH VỤ HITAX:

https://hitax.vn/dich-vu-thanh-lap-doanh-nghiep/

https://hitax.vn/dich-vu-lam-thu-tuc-ho-so-thue-ban-dau/https:/

/hitax.vn/dich-vu-hoan-thien-bao-cao-tai-chinh-de-vay-von-ngan-hang/

https://hitax.vn/dich-vu-quyet-toan-thue-cho-doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong/

https://hitax.vn/dich-vu-dang-ky-bao-hiem-xa-hoi/https:/

/hitax.vn/dich-vu-thay-doi-noi-dung-tren-giay-phep-kinh-doanh/