Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2021 mới nhất mà các doanh nghiệp cần lưu ý sẽ được HiTax liệt kê trong bài viết này.
Các doanh nghiệp đọc để nắm rõ và thực hiện để bắt đầu cho hoạt đông kinh doanh của mình nhé.
Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2021
Mở tài khoản ngân hàng
Các công ty mở tài khoản ngân hàng với mục đích:
- Đăng ký nộp thuế điện tử qua mạng
- Thanh toán các khoản có hóa đơn từ trên 20 triệu
- Tăng tính chuyên nghiệp trong các giao dịch, thanh toán
- Hỗ trợ hoạt động kinh doanh được trôi chảy, hiệu quả …
Trước đây, khi đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp phải điền thông tin tài khoản ngân hàng vào phần Thông tin đăng ký thuế tại biểu mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, từ ngày 01/05/2021 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực thì:
+ Bỏ phần thông tin tài khoản ngân hàng trong Giấy đề nghị đăng ký DN. (Phần Thông tin đăng ký thuế không còn mục này nữa)
+ Bỏ thông tin tài khoản ngân hàng trong Thông báo thay đổi nội dung đăng ký DN.
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc DN phải mở tài khoản ngân hàng (Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định). Tuy nhiên, các DN nên mở tài khoản ngân hàng vì những lợi ích mà HiTax đã liệt kê ở trên nhé.
Việc các DN phải thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch & Đầu tư là không bắt buộc. Nhưng thực tế thì sau khi có Giấy phép kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng thì DN phải điền thông tin trên Mẫu 08-MST và thông báo cho Chi cục thuế quản lý công ty mình.
Kê khai lệ phí môn bài
DN mới thành lập kê khai lệ phí môn bài theo 2 cách:
+ Kê khai trực tiếp: Mang Tờ khai lệ phí môn bài nộp trực tiếp cho cơ quan thuế
+ Kê khai qua mạng: DN kê khai lệ phí môn bài qua trang thuedientu.gdt.gov.vn, cách này đòi hỏi DN phải có tài khoản đăng nhập thuế điện tử bằng Chữ ký số của công ty.
DN mới thành lập sẽ được miễn nộp lệ phí môn bài trong năm đầu tiên theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Khắc dấu và đăng ký Chữ ký số của công ty
Dấu của DN phải được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức Chữ ký số theo quy định của pháp luật. Kể từ 01/01/2021, DN không cần phải thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh.
Hiện nay, hầu hết các DN đều đăng ký sử dụng Chữ ký số trong các trường hợp như: phát hành hóa đơn, nộp thuế qua mạng điện tử, …
Việc sử dụng Chữ ký số để khai và nộp thuế qua mạng rất tiện lợi và nhanh chóng, giúp DN tiết kiệm thời gian và chi phí.
Đăng ký thuế lần đầu
Sau khi có mã số thuế, DN phải làm bộ hồ sơ khai thuế ban đầu nộp cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi công ty đặt trụ sở.
Bộ hồ sơ bao gồm:
(1) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(2) Quyết định bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc);
(3) Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng, người phụ trách kế toán;
(4) Bản sao công chứng CMND hoặc CCCD của người đại diện theo pháp luật, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán;
(5) Công văn đăng ký hình thức kế toán, chế độ kế toán và sử dụng hóa đơn;
(6) Mẫu đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ (nếu có TSCĐ);
(7) Giấy ủy quyền (nếu có)
Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT
2 phương pháp tính thuế GTGT phổ biến là:
+ PP trực tiếp
+ PP khấu trừ thuế
DN muốn sử dụng phương pháp nào thì phải đăng ký với cơ quan thuế quản lý của mình.
Áp dụng hóa đơn
DN áp dụng hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn giấy theo sự hướng dẫn của Cơ quan thuế chủ quản (ưu tiên hóa đơn điện tử)
Từ 01/07/2022, 100% các DN bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử cho nên HiTax khuyến khích DN bạn nên đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ bây giờ nhé.
Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
Trừ các DN siêu nhỏ thì các DN còn lại phải bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (tối đa là 12 tháng, sau đó phải bổ nhiệm kế toán trưởng)
DN siêu nhỏ có:
+ Tổng nguồn vốn < 3 tỷ đồng
+ Doanh thu < 10 tỷ đồng/năm
+ Số lao động tham gia BHXH bình quân < 10 người/năm
Đa số các DN vừa và nhỏ, thay vì tổ chức bộ phận kế toán với chi phí lớn thì các DN thường thuê Công ty dịch vụ kế toán trọn gói bên ngoài với chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo công tác kế toán trôi chảy và hiệu quả.
HiTax là Công ty Dịch vụ chuyên phụ trách mảng kế toán, thuế và pháp lý doanh nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp lựa chọn nhằm tối ưu các khoản chi phí, các khoản thuế phải đóng và hạn chế các rủi ro về thuế sau này.
CÔNG TY TNHH HITAX SOLUTIONS
Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2021 – Hotline 0819.970.88 tư vấn miễn phí thành lập công ty, dịch vụ kế toán trọn gói và đào tạo kế toán tổng hợp. Liên hệ với HiTax nhé!
Lập sổ đăng ký thành viên, đăng ký cổ đông
Sau khi thành lập, DN tiến hành lập sổ đăng ký thành viên, cổ đông cụ thể:
+ Công ty TNHH: Sổ đăng ký thành viên
+ Công ty Cổ phần: Sổ đăng ký cổ đông (lưu trữ tại trụ sở chính của DN)
Khai báo tình hình sử dụng lao động lần đầu
DN phải khai báo việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (nếu doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và gửi Thông báo ban đầu về số lao động đang làm việc tại DN (Mẫu số 28 – Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH) về Trung tâm dịch vụ việc làm nơi DN đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động.
Treo biển hiệu công ty

DN làm biển hiệu công ty theo đúng Luật Quảng cáo 2012 quy định và treo biển hiệu công ty để tránh trường hợp bị phạt từ 10-15 triệu đồng do không gắn tên DN tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Các DN lưu ý để khỏi bị đóng phạt đáng tiếc nhé.
Xây dựng quy định và nội quy lao động của công ty
Việc xây dựng quy định, quy chế công ty sẽ là thước đo chuẩn để tổ chức tuân thủ và đóng góp vào sự phát triển của cả công ty.
Ngoài ra nếu DN sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải có nội quy lao động trình bày dưới dạng văn bản, công khai; các trường hợp còn lại không bắt buộc phải bằng văn bản.
Xây dựng thang, bảng lương
DN thiết lập thang lương, bảng lương dựa trên mức lương tối thiểu vùng hiện hành và phải công khai quy chế lương, thưởng trong chính sách của công ty, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, trả lương cho người lao động.
Hiện nay, việc thiết lập thang lương, bảng lương liên quan đến các vấn đề đóng BHXH và thuế TNCN cho người lao động khiến nhiều DN bị rối và không biết cách để cân đối giữa lợi ích hai bên.
Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2021
Nếu bạn đang vướng mắc trong khâu xây dựng thang, bảng lương. Hãy liên hệ ngay với HiTax để HiTax tư vấn miễn phí nhé. Hotline 0819.970.088 hoặc website hitax.vn
Trên đây, HiTax đã liệt kê Một số công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp 2021 mà các doanh nghiệp cần nắm. Nếu bạn có bất cứ vấn đề thắc mắc nào về thành lập công ty, dịch vụ kế toán, báo cáo thuế trọn gói, hãy gọi qua hotline 0819.970.088 để HiTax hỗ trợ bạn nhé.
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 0819.970.088
FANPAGE: https://www.facebook.com/KeToanHiTaxSolutions
HITAX SẼ LÀ NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH TRONG CÔNG TÁC TƯ VẤN – BÁO CÁO THUẾ, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP. KHI CÓ THẮC MẮC HÃY LIÊN HỆ VỚI HITAX. CHÚNG TÔI SẼ GIÚP BẠN!
KẾ TOÁN KHÔNG KHÓ – KHI CÓ HITAX
CÁC DỊCH VỤ HITAX:
/hitax.vn/dich-vu-hoan-thien-bao-cao-tai-chinh-de-vay-von-ngan-hang/
/hitax.vn/dich-vu-thay-doi-noi-dung-tren-giay-phep-kinh-doanh/